Lịch sử Nhạc_phủ

Nhạc phủ nguyên là tên gọi cơ quan âm nhạc do Hán Vũ Đế (ở ngôi: 141 tr. CN – 87) lập nên [2], và phong cho Lý Diên Niên chức Hiệp luật đô úy, để làm nhiệm vụ thu thập ca daothơ để phổ nhạc. Bài nào được chọn thì gọi là "nhạc phủ khúc", hoặc "thơ nhạc phủ", sau gọi vắn tắt là "nhạc phủ". Thành thử danh từ "nhạc phủ" dùng để chỉ nhiều thể văn có vần, phổ vào nhạc được [1]. Trong số này, bộ phận được chọn nhiều nhất, có giá trị nhất là dân ca, bởi vậy từ "nhạc phủ" còn dùng để chỉ dân ca đời Hán (206 tr. CN-220) và Lục triều (220-581) ở Trung Quốc[3].Dịch Quân Tả, một học giả người Trung Quốc, khen:

Thế là nền văn học bình dân phối hợp với nền văn học quý tộc. Sự kiện này có thể xem là một kỳ quan. Từ Hán đến Đường, nhạc phủ đã chi phối cả bầu trời văn học. Công việc này thực ra còn vĩ đại hơn công việc biên định thi ca của Khổng Tử nhiều lắm! [4]

Song thực tế, kể từ thời Nam Bắc triều (420-589) trở đi, vì các điệu nhạc mới ở nước ngoài du nhập nhiều, nên nhạc phủ không còn thích hợp nữa; mặc dù vậy, nó vẫn được sáng tác, tuy không còn được dùng trong ca nhạc [5].